Chuyển đến nội dung chính

Toàn tập về các mốc bảo dưỡng xe ô tô

Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động Dầu hộp số Dầu hộp số 2 năm nên thay một lần, hay sau khi xe đi được khoảng 4 vạn km hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số loại xe dùng loại dầu đặc biệt nên không phải thay (ví dụ, Hyundai Veracruz). Ắc-quy và cáp điện Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định chặt. Các cọc điện luôn phải khô ráo và bắt chặt. Nếu có dấu hiệu ẩm ở đầu cực có thể dùng nước sôi dội cho sạch sau đó xì khô. Dây cua-roa Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 10 đến 15 vạn km. Nhưng cũng n

Toàn tập về dây curoa xe ô tô

Dây đai cam (hay dây curoa cam) có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu bên trong động cơ ô tô, giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau để đảm bảo mỗi xy lanh nổ vào thời điểm chính xác nhất.

Thông thường, dây đai cam ô tô được sản xuất bằng cao su có bố nylon bên trong để tăng cường sức chịu. Một số dòng xe dung tích lớn dùng dây xích truyền động để thay thế. Tuy nhiên công dụng và vai trò không khác nhau. Tuổi thọ của xích truyền động thường cao hơn dây đai cao su.

Khi nào nên thay dây curoa cam ô tô?

Trong suốt thời gian diễn ra các kỳ nạp – nén – nổ – xả, dây curoa cam hoạt động liên tục để bánh răng trục cam được xoay vòng sao cho ăn khớp với trục khuỷu động cơ. Nếu dây curoa cam bị mòn, nứt, vỡ… sẽ gây trượt, khiến hoạt động của trục cam và trục khuỷu không còn đồng bộ với nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho động cơ xe. Các van, pít tông có thể bị bẻ cong, thậm chí tình huống xấu nhất là bị phá hủy hoàn toàn.

Hầu hết nhà sản xuất đều có khuyến cáo khi nào nên thay dây curoa cam. Tuy nhiên tuổi thọ dây curoa cam cũng tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động và điều kiện hoạt động của động cơ. Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 100.000 đến 150.000  km. Nhưng cũng nên kiểm tra và thay thế nếu dây đai có dấu hiệu rạn nứt, chùng, hoặc khi có tiếng rít “ken két” bất thường từ động cơ. Dây cua-roa trên xe hiện nay thường chỉ dùng một sợi, nếu đứt, lỏng có thể khiến mọi hoạt động của động cơ bị tê liệt. Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây nên sớm kiểm tra dây curoa cam:

Động cơ bị ồn

Dây curoa cam giúp đồng bộ sự chuyển động của trục khuỷu và trục cam. Trục cam có nhiệm vụ vận hành xu-páp và cò mổ để bơm nhiên liệu vào buồng đốt cũng như đưa khí xả ra cổ xả động cơ. Trục khuỷu hoạt động dựa trên chuyển động của các pít tông thông qua tay biên. Do đó, khi dây curoa cam bị mòn, trượt, hoạt động của động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra tiếng ồn từ bên trong động cơ. Động cơ ồn cũng là dấu hiệu của các lỗi thường gặp như áp suất dầu thấp, động cơ bị thiếu dầu bôi trơn…

Mất lửa động cơ (bỏ máy)

Dây curoa đang gặp vấn đề là một trong các nguyên nhân khiến động cơ bị mất lửa hay bị bỏ máy. Bởi khi dây curoa cam bị trượt trên trục cam sẽ khiến quá trình đánh lửa động cơ không thể hoạt động chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng một xi lanh mở hoặc đóng sai thời điểm, gây ra hiện tượng bỏ máy. Nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ động cơ, khiến vòng tua máy bất ổn, xe tăng tốc yếu…

Động cơ không quay

Dây đai cam bị đứt sẽ khiến động cơ không quay. Đây là tình huống nghiêm trọng nhất. Bởi dây đai cam bị đứt có thể kéo theo nhiều hư hỏng khác bên trong. Nếu xe đang chạy mà dây đai cam bị đứt rủi ro cao các bộ phận như cò mổ, xu-páp, cần đẩy, bơm dầu… sẽ gặp trục trặc theo.

Dầu động cơ bị rò rỉ

Hãy kiểm tra dây curoa cam ngay khi thấy hiện tượng có dầu nhớt xe bị rò rỉ ra bên ngoài nắp bảo vệ dây đai cam. Nguyên nhân thường do nắp bảo vệ của dây đai cam đã bị mòn, nứt vỡ hoặc ngay từ đầu đã bị lắp sai. Nắp bảo vệ này vốn được cố định chặt chẽ bằng ốc vít và bu lông, tuy nhiên vẫn có thể bị hỏng hóc. Sự cố rò rỉ dầu động cơ ảnh hưởng rất lớn bởi dây đai cam có thể bị mòn nhanh, tăng nguy cơ bị đứt bất ngờ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Activation Script 1.4 – Active Win 10 Digital License Và Office

 Activation Script 1.4 – công cụ hỗ trợ active Windows 10 digital license và office kms đơn giản, nhanh chóng. Công cụ được viết bằng script cmd nên khi hoạt động các phần mềm antivirus hay Windows Denfender sẽ không nhận là virus. Pass giải nén : nhanhgon Nhấn chuột phải vào file Activation.Script.v1.4.cmd chọn Run as Administrator Chú thích : 2 : Active Windows 10 bản quyền kỹ thuật số 3 : Active Windows 10 và Windows Server thông qua KMS38 4 : Active Windows và Office online qua KMS 5 : Kiểm tra tình trạng active Windows và Office Chúc các bạn thành công trong việc active windows 10 và office (nguồn lehait.net)

Hướng dẫn boot USB từ máy ảo VMWare

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để boot usb vào máy ảo dùng hệ điều hành Windows. Chúng ta được biết khi cài windows thì chúng ta sẽ cài 1 trong  2 hình thức UEFI hoặc Legacy. Đối với trường hợp UEFI thì chúng ta boot usb bằng cách bấm phím tắt để vào Boot Options Với máy ảo Legacy thì các bạn làm theo hướng dẫn sau:  - tải phần mềm hỗ trợ boot usb trên máy ảo  Sau khi tải về xong ta tiến hành giải nén ra và vào VMwave thao tác như sau: - Tại giao diện chính của VMwave ta chọn Edit virtual machine settings  - (1) Click chuột chọn CD/DVD (SATA) - (2) Tích chuột vào dòng Use ISO image file rồi click Browse... - (3) Chọn file plpbt vừa tải bên trên về sau khi giải nén - (4) Chọn Open Tiếp theo chọn vào USB Controller và tích hết vào khung đã được bôi đỏ bên cạnh. Sau đó click chuột chọn OK. Bước kế tiếp, ta click chuột chọn VM, chọn tiếp Power, chọn tiếp Power On to Firmwave để vào Bios của máy ảo  và chỉnh chế độ boot cho CD/DVD boot đầu tiên.   Tiếp tục, ta chọn vào VM, chọn ti

Hướng dẫn bung file *.TIB chuẩn UEFI

 Như bạn đã biết thì trước đây những file Ghost có đuôi .GHO là rất phổ biến, những file ghost đó thường được ghost bởi phần mềm Norton Ghost và dùng cho máy tính main legacy, ổ cứng chuẩn MBR. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển nhanh của công nghệ thì rất nhiều máy tình hỗ trợ chuẩn UEFI ra đời thay thế cho chuẩn cũ Legacy. Với máy tình chuẩn UEFI đời mới bạn vẫn có thể cài, ghost cho máy ở định dạng ổ cứng MBR với những file .GHO. Tuy nhiên thì việc này không tận dụng tối đa được tốc độ của UEFI, chính vì thế, khi Bios máy tính được đặt ở định dạng UEFI thì bạn nên đưa ổ cứng về chuẩn GPT và thực hiện Ghost máy theo chuẩn UEFI - GPT như mình hướng dẫn sau đây, để tận dụng tối đa tốc độ của máy nhé.    - Bước 1: Bạn cần đưa bios về chuẩn UEFI bằng cách khi khởi động máy lên, bạn nhấn phím F2 hoặc Delete ( tùy dòng máy ) để vào Bios. Trong Bios bạn tìm đến chỗ nào có chữ UEFI thì chọn lên nhé, vì mỗi dòng main khác nhau nên mình không hướng dẫn chi tiết được. - Bước 2: Bạn boot vào M