Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Toàn tập về các mốc bảo dưỡng xe ô tô

Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động Dầu hộp số Dầu hộp số 2 năm nên thay một lần, hay sau khi xe đi được khoảng 4 vạn km hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số loại xe dùng loại dầu đặc biệt nên không phải thay (ví dụ, Hyundai Veracruz). Ắc-quy và cáp điện Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định chặt. Các cọc điện luôn phải khô ráo và bắt chặt. Nếu có dấu hiệu ẩm ở đầu cực có thể dùng nước sôi dội cho sạch sau đó xì khô. Dây cua-roa Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 10 đến 15 vạn km. Nhưng cũng n...

Toàn tập về ắc quy xe ô tô

Ắc quy ô tô giúp tích trữ năng lượng ở dạng hoá năng và biến đổi hoá năng thành điện năng, đảm nhận vai trò là nguồn cấp điện chính cho ô tô khi xe chưa khởi động. Khi động cơ ô tô hoạt động, động cơ dẫn động máy phát điện ô tô hoạt động theo. Máy phát điện chạy giúp nạp điện cho ắc quy cũng như cấp điện cho toàn bộ các thiết bị điện trên xe. Nhưng khi xe tắt máy, động cơ không hoạt động, máy phát điện cũng không hoạt động, lúc này ắc quy sẽ trở thành nguồn cung cấp điện chính cho xe nhờ năng lượng tích trữ. Ắc quy giúp cấp điện cho hệ thống khởi động để nổ máy xe, đồng thời cấp điện cho những thiết bị phụ tải (tiêu thụ điện) trên xe như hệ thống đèn xe, hệ thống âm thanh xe… khi động cơ xe chưa hoạt động. Bên cạnh đó, ắc quy còn hỗ trợ cung cấp điện trong trường hợp thiết bị phụ tải sử dụng dòng vượt quá dòng định mức cho phép của máy phát. Ắc quy ô tô dùng được bao lâu? Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định c...

Toàn tập về dây curoa xe ô tô

Dây đai cam (hay dây curoa cam) có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu bên trong động cơ ô tô, giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau để đảm bảo mỗi xy lanh nổ vào thời điểm chính xác nhất. Thông thường, dây đai cam ô tô được sản xuất bằng cao su có bố nylon bên trong để tăng cường sức chịu. Một số dòng xe dung tích lớn dùng dây xích truyền động để thay thế. Tuy nhiên công dụng và vai trò không khác nhau. Tuổi thọ của xích truyền động thường cao hơn dây đai cao su. Khi nào nên thay dây curoa cam ô tô? Trong suốt thời gian diễn ra các kỳ nạp – nén – nổ – xả, dây curoa cam hoạt động liên tục để bánh răng trục cam được xoay vòng sao cho ăn khớp với trục khuỷu động cơ. Nếu dây curoa cam bị mòn, nứt, vỡ… sẽ gây trượt, khiến hoạt động của trục cam và trục khuỷu không còn đồng bộ với nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho động cơ xe. Các van, pít tông có thể bị bẻ cong, thậm chí tình huống xấu nhất là bị phá hủy hoàn toàn. Hầu hết nhà sản xuất đều có khuyến cáo k...

Toàn tập về dầu hộp số xe ô tô

Thay dầu hộp số ô tô tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu kỹ càng về thời điểm, loại dầu thay phù hợp sẽ rất dễ khiến xe hư hỏng. Một số lưu ý sau đây nhất định bạn cần biết khi thay dầu cho xe ô tô. Dầu hộp số ô tô là gì? Có tác dụng gì? Dầu hộp số ô tô là một loại dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, chống gỉ sét… giúp các bộ bánh răng bên trong hộp số có thể hoạt động trơn tru. Bên cạnh đó, dầu hộp số còn có vai trò làm mát các chi tiết hộp số, giữ chúng ở mức nhiệt độ cho phép. Riêng với xe hộp số tự động, dầu hộp số còn tham gia vào cả quá trình hoạt động của bộ ly hợp thuỷ lực. Dầu hộp số ô tô bao lâu phải thay? Từng loại hộp số sẽ có thời gian thay dầu khác nhau. Bởi cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mỗi loại hộp số đều khác nhau. Với xe hộp số tự động, thời gian thay dầu hộp số khuyến cáo là sau mỗi 60.000 – 150.000 km Với xe hộp số sàn, thời gian thay dầu hộp số theo khuyến cáo là sau mỗi 40.000 – 50.000 km. Hiện không có một mốc thời gian chính xác rằng khi n...

Hướng dẫn chia sẻ dữ liệu giữa máy tính thật và máy ảo VMware

Trong quá trình sử dụng sẽ có lúc bạn cần chia sẻ dữ liệu giữa máy tính thật và máy ảo, di chuyển dữ liệu qua lại giữa 2 loại máy tính. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chia sẻ dữ liệu giữa máy tính thật và máy ảo VMware. Bước 1: Trước hết bạn hãy khởi động máy ảo đã cài đặt trên máy tính. Tại giao diện chính của phần mềm máy ảo VMare, nhấn chọn vào mục VM rồi chọn tiếp Install VMware Tools... để cài đặt VMware Tool. Bước 2: Truy cập vào máy tính rồi mở ổ đĩa ảo để tiến hành cài đặt VMware Tool. Trong ổ đĩa này nhấn chọn vào file .exe để tiến hành cài đặt công cụ. Các thao tác tiếp theo người dùng nhấn tiếp vào Next để cài đặt. Thao tác cuối cùng nhấn chọn Install để cài đặt. Chờ quá trình cài đặt công cụ VMware Tool diễn ra hoàn tất rồi nhấn nút Yes để khởi động lại máy ảo. Bước 3: Tại giao diện máy ảo nhấn chọn vào menu VM rồi chọn Settings. Bước 4: Xuất hiện hộp thoại Virtual Machine Settings. Trong tab Options nhấn chuột vào Shared Folders rồi tích tích chọn vào Always E...

Hướng dẫn boot USB từ máy ảo VMWare

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để boot usb vào máy ảo dùng hệ điều hành Windows. Chúng ta được biết khi cài windows thì chúng ta sẽ cài 1 trong  2 hình thức UEFI hoặc Legacy. Đối với trường hợp UEFI thì chúng ta boot usb bằng cách bấm phím tắt để vào Boot Options Với máy ảo Legacy thì các bạn làm theo hướng dẫn sau:  - tải phần mềm hỗ trợ boot usb trên máy ảo  Sau khi tải về xong ta tiến hành giải nén ra và vào VMwave thao tác như sau: - Tại giao diện chính của VMwave ta chọn Edit virtual machine settings  - (1) Click chuột chọn CD/DVD (SATA) - (2) Tích chuột vào dòng Use ISO image file rồi click Browse... - (3) Chọn file plpbt vừa tải bên trên về sau khi giải nén - (4) Chọn Open Tiếp theo chọn vào USB Controller và tích hết vào khung đã được bôi đỏ bên cạnh. Sau đó click chuột chọn OK. Bước kế tiếp, ta click chuột chọn VM, chọn tiếp Power, chọn tiếp Power On to Firmwave để vào Bios của máy ảo  và chỉnh chế độ boot cho CD/DVD boot đầu tiên.   Tiếp...

Bảo vệ USB khỏi virus và chống ghi, xóa dữ liệu

Bảo vệ USB khỏi Virus, chống ghi xóa dữ liệu là nhu cầu rất cần thiết hiện nay. Đặc biệt là trong thời kỳ phát triển dữ dội của các loại virus, malware như bây giờ. Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cách ngăn chặn xóa dữ liệu usb với phần mềm NTFS Drive Protection. Tải phần mềm NTFS Drive Protection tại đây , giải nén và sử dụng ngay mà không cần cài đặt.  Chú ý rằng: NTFS Drive Protection chỉ bảo vệ được USB định dạng là NTFS. Chọn USB ở mục Target Drive , mặc định phần mềm chỉ hiện thiết bị lưu trữ như usb, ổ cứng gắn ngoài. Nếu muốn hiện tất cả các ổ cứng thì tích chọn mục Show All Drivers . Khi chế độ bảo vệ usb khỏi virus, chống ghi xóa dữ liệu được kích hoạt. Thì bạn sẽ không thể thao tác gì được với dữ liệu trên usb (copy, delete, move…). Mục Unprotected File And Folder List cho phép không bảo vệ danh sách thư mục nào đó. Bạn có thể tạo lần lượt các thư mục không cần bảo vệ bằng cách gõ tên và bấm nút dấu cộng màu xanh (Add) . Dấu trừ màu đỏ (Delete) để loại bỏ thư mục kh...

Tìm hiểu về các khái niệm về MBR, GPT, UEFI, BIOS (Legacy)

 Khái niệm về MBR,GPT, BIOS, UEFI tương đối khó nhớ nên trong bài này mình đưa ra cái nhìn tổng quan và so sánh MBR với GPT và Legacy (Bios) với UEFI một cách đơn giản để dễ nhớ. 1/ Khái niệm, so sánh MBR với GPT MBR và GPT là 2 chuẩn định dạng ổ cứng. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm để chuyển từ ổ cứng chuẩn MBR sang GPT và ngược lại. MBR là viêt tắt của (Master Boot Record) Ổ cứng chuẩn MBR chỉ có thể phân chia tối đa 4 phân vùng và MBR chỉ hỗ trợ dung lượng lên đến 2TB. GPT là viêt tắt của (GUID Partition Table) Ổ cứng GPT có thể phân chia tới 128 phân vùng và hỗ trợ dung lượng lớn hơn 2TB. Cách xem máy tính đang ở chuẩn nào: B1: Bấm phím Windows + R, nhập vào lệnh diskmgmt.msc B2: Chọn ổ cứng cần kiểm tra, nhấp chuột phải vào và chọn Properties Tìm đến Tab Volumes, nếu Partition styles là Master Boot Record (MBR) thì ổ cứng định dạng MBR. Còn ổ cứng là GUID Partition Table (GPT) tức ổ cứng định dạng GPT. 2/ So sánh Bios và UEFI Khái niệm : BIOS và UEFI là 2 chuẩn BIOS hoàn...